ABC mới
WikiDanang
Tin tức nổi bật
Tập trung X5 Sức mạnh để nâng tầm Công việc kinh doanh
Coaching 1 - 1 : Huấn luyện Kinh doanh Online cho chủ doanh nghiệp
Tuyển dụng Nhân viên Marketing tại Đà Nẵng
Du Xuân miền Bắc 2022 - Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hoá
Bí quyết hợp tác làm ăn: 7 phần hợp lý, 8 phần cũng được, bạn nên lấy 6 phần
Du lịch Thái Lan - Malaysia - Singapore tự túc: Kinh nghiệm và những chia sẻ của The John Phan
Có nên đầu tư Bitcoin, Ethereum, Dogecoin,... và Tiền Điện Tử không ? Những lời khuyên hữu ích
20 Cách bán hàng online hiệu quả nhất, kiếm nhiều tiền
Làm việc cần phải có tâm ? Tại sao Nhân viên làm mãi không được thăng chức, tăng lương


Làm việc cần phải có tâm ? Tại sao Nhân viên làm mãi không được thăng chức, tăng lương ? Mời bạn cùng đọc qua 2 câu chuyện dưới đây để hiểu được một Nhân viên làm việc hiệu quả và được sếp đánh giá cao thì cần có cái Tâm như thế nào trong quá trình làm việc nhé!
DÂN MẠNG DẬY SÓNG TRANH CÃI BỞI "TRƯỜNG HỢP CỦA LAN" - 3 NĂM ĐI LÀM CHĂM CHỈ KHÔNG TĂNG LƯƠNG
"Sau 3 năm làm việc chăm chỉ, không vi phạm kỷ luật gì, Lan vẫn không được tăng lương hay thăng tiến, trong khi đồng nghiệp mới thì lên như diều. Một hôm, cô ngỡ ngàng nhận ra lý do…"
Câu chuyện về nhân viên xuất sắc và nhân viên mẫn cán
Mới đây, một câu chuyện không quá mới mẻ nhưng khá thú vị về sự phân loại giữa nhân viên xuất sắc và nhân viên mẫn cán đã được chia sẻ lại trên mạng xã hội và thu hút được nhiều tranh luận của dân mạng.
Tâm ta ở đâu sự nghiệp ở đó
Chuyện kể rằng: “Cô Lan đã làm việc tại công ty gần 3 năm, nhưng mới đây một nhân viên được tuyển dụng vào sau cô lại được thăng chức, còn cô thì không. Thế rồi một ngày, cô
Lan tìm đến người sếp để nói chuyện.
“Thưa sếp, tôi đã từng đến trễ, về sớm hay bị kỷ luật bao giờ chưa?”.
Người sếp chỉ đơn giản trả lời: “Không có”.
“Vậy công ty có thành kiến với tôi không?”. Người sếp lúc này hơi sững sờ một lúc rồi trả lời: “Dĩ nhiên là không”
“Tại sao người có trình độ chuyên môn thấp hơn cả tôi lại có thể được trọng dụng, mà tôi thì vẫn phải làm một công việc tầm thường?”
Người sếp im lặng một lúc rồi mỉm cười nói: “Việc của cô chúng ta sẽ đợi một lát sẽ bàn, hiện giờ tôi đang có một việc gấp cần xử lý, nếu không cô hãy giúp tôi xử lý việc này trước đã?” Ông sếp nói tiếp: “Một khách hàng sẽ đến công ty để kiểm tra tình trạng sản phẩm, cô hãy liên lạc với họ hỏi xem khi nào họ đến?”
“Đây là một nhiệm vụ quan trọng”, bước ra đến cửa cô còn không quên quay lại cười với ông.
Sau 15 phút, cô quay trở lại văn phòng của ông chủ. Sếp hỏi: “Cô đã liên hệ được với họ chưa?”
Cô trả lời: “Đã liên hệ được với họ rồi nhưng họ nói rằng tuần tới mới có thể qua”.
Ông sếp hỏi tiếp: “Cụ thể là vào thứ mấy tuần sau?”
Cô gái ấp úng nói: “Cái này tôi chưa hỏi rõ”.
“Vậy có bao nhiêu người đến?”
“A! Giám đốc không nhắc tôi hỏi điều này?”
“Vậy họ đến đây bằng tàu hỏa hay máy bay?”
“Cái này ngài cũng không nhắc tôi hỏi!”
Sếp đã không nói gì nữa, mà thay vào đó gọi một nhân viên khác có tên Trương Thái vào. Anh Trương Thái vào công ty trễ hơn cô một năm, hiện giờ đã là người đứng đầu của một bộ phận.
Trương Thái đã nhận nhiệm vụ tương tự như của cô. Sau một lúc anh ấy đã quay lại. Anh Thái cho biết: “Sự việc là như vậy… Họ sẽ đáp máy bay vào 3 giờ chiều ngày thứ sáu tuần sau, khoảng 6 giờ tối sẽ đến đây. Họ có tổng cộng 5 người do trưởng phòng tiêu dùng ông Nam dẫn đầu. Tôi đã báo họ là công ty sẽ cho người ra sân bay để đón”. “Ngoài ra, họ còn có kế hoạch nghiên cứu 2 ngày tại đây. Cụ thể về lịch trình thì sau khi đến đây hai bên sẽ bàn bạc để biết rõ hơn. Để tạo thuận lợi cho công việc, tôi đề xuất sắp xếp họ ở tại khách sạn quốc tế gần đó, nếu ngài đồng ý, ngày mai tôi sẽ đặt phòng trước”. “Còn nữa, trong tuần tới dự báo thời tiết có mưa, tôi sẽ giữ liên lạc với họ bất cứ lúc nào. Nếu tình hình thay đổi, tôi sẽ báo cáo lại cho ngài ngay”.
Sau khi anh Thái rời đi, sếp đã quay sang nói với cô gái: “Bây giờ chúng ta hãy nói về câu hỏi của cô”.
“Không cần nữa ạ, tôi đã biết lý do, làm phiền ngài rồi”.”
Câu chuyện được chia sẻ lại trên một trang cá nhân và nhanh chóng thu hút sự chú ý của dân mạng.
Người chia sẻ câu chuyện trên cho rằng, đó là một bài học hay về sự khác biệt giữa các “hạng” nhân viên và quyết định, ai sẽ là người đóng vai trò quan trọng cũng như thăng tiến nhanh trong công việc. “Mọi người đều bắt đầu từ những điều đơn giản nhất, những việc tưởng như bình thường nhất. Hôm nay bạn tự mình dán những loại nhãn hiệu cho bản thân, có lẽ ngày mai nó sẽ quyết định bạn sẽ được giao cho những trọng trách nhiệm vụ gì. Mức độ quan tâm về công việc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công việc. Bất kỳ công ty nào cũng cấp bách cần những nhân viên chủ động và có trách nhiệm trong công việc. Những nhân viên xuất sắc thường không bao giờ thụ động chờ đợi người khác sắp xếp cho công việc. Ngược lại họ sẽ chủ động tìm hiểu những gì họ nên làm, và sau đó tự mình đi hoàn thành tất cả” – đó là triết lý mà người chia sẻ đúc rút qua câu chuyện của mình.
Nguồn: /afamily.vn
---
Câu chuyện thứ 2: Đi mua Dưa
Chỉ với thử thách mua dưa, người sếp đã tìm được nhân viên nào làm được việc, ai có thái độ tích cực và ai luôn ỉ lại và lười biếng.
Trong môi trường công sở, luôn tồn tại sự cạnh tranh giữa các nhân viên với nhau. Ngoài cạnh tranh về năng lực, thái độ làm việc cũng là một yếu tố quan trọng cấp trên hay xét đến. Thái độ thể hiện bạn là người tận tâm làm việc hay chỉ ứng phó với công việc, bằng lòng với những gì mình đang có hay có chí tiến thủ muốn vươn xa hơn.
Mới đây, một câu chuyện về việc thử thách nhân viên tại một công ty khiến nhiều người phải suy ngẫm. Chỉ với thử thách mua dưa, người sếp đã tìm được nhân viên nào làm được việc, ai có thái độ tích cực và ai luôn ỉ lại và lười biếng.
"Chuyện Tiến - Tồ và việc mua dưa hay bài học làm việc cho các nhân viên
Tiến và Tồ cùng vào làm chung một công ty trong cùng một thời điểm và công việc tương tự nhau. Trong thời gian làm việc Tiến hay được khen thưởng. Sau 2 năm làm việc, Sếp quyết định đề bạt Tiến lên chức vụ cao hơn, đồng thời tăng lương cho Tiến. Tồ thấy vậy rất bức xúc, liền xin gặp Sếp để thắc mắc.
Tồ: Thưa Sếp, vì sao em và Tiến vào công ty cùng một ngày, mà Sếp lại thăng chức và tăng lương cho Tiến còn em thì không được gì? Sếp làm vậy, em thấy bất công quá!
Sếp mới từ tốn nói "Cậu có lý, vậy tớ giao cho cậu 1 việc, ngày mai cậu ra chợ hỏi cho tớ giá dưa hấu nhé."
Tồ vui vẻ nhận nhiệm vụ. Đầu giờ làm việc sáng hôm sau Tồ đã có mặt ở Công ty và hồ hởi nói: "Giá dưa hấu có gì đâu Sếp, việc này dễ quá mà! Giá dưa hôm nay là 3.000 đồng/ký."
Sếp hỏi: Dưa Việt Nam hay dưa Trung Quốc?
Tồ: Dạ, Sếp để em chạy ra chợ xem lại.
Nói rồi hăng hái ra đi. Lúc về, Tồ trả lời: "Dạ, là dưa Việt Nam ạ."
Sếp: Thế dưa Trung Quốc giá bao nhiêu?
Tồ: Dạ, em sẽ kiểm tra ngay. Rồi lại hăm hở đi. Đến trưa thì về tới văn phòng.
Tồ: Dưa Trung Quốc giá chỉ có 2.500 đồng/ký.
Sếp: Giá sỉ hay giá bán lẻ?
Tồ lại nhiệt tình chạy đi hỏi.
Tồ: Dạ, nếu mua sỉ thì giảm 15%, thưa Sếp.
Sếp: Thế giá đang lên hay đang xuống?
Tồ gãi đầu gãi tai: Dạ, thưa Sếp để em đi hỏi ạ.
Sếp: Còn rất nhiều điều tôi cần cậu đi hỏi nữa. Nhưng thôi, cậu lại đây ta nói chuyện, vì bây giờ đã là chiều rồi, không còn kịp ra chợ lần nữa.
Sếp nói tiếp: Cậu thắc mắc với tôi là vì sao tôi thăng cấp và nâng lương cho Tiến mà không cho cậu. Cậu có biết tại sao không? Khi tôi cần cậu cung cấp thông tin về giá dưa thì cậu chạy tới chạy lui suốt cả 1 ngày mới biết được bấy nhiêu thông tin vừa rồi. Nhưng nếu tôi giao cho Tiến một việc như vậy thì chỉ trong vòng 1 giờ đồng hồ là Tiến báo cáo cho tôi:
"Thưa Sếp, giá dưa Việt Nam ngày hôm nay trên thị trường đang là 3.000 đồng/ký. Dưa Trung Quốc rẻ hơn, chỉ 2.500 đồng. Nếu mua sỉ giảm 15%. Giá hiện đang lên vì đang mùa nước lớn. Theo như kinh nghiệm của dân buôn dưa thì chỉ khoảng một tuần nữa khi nước rút, giá dưa sẽ giảm. Mỗi tuần chỉ nhập hàng 2 buổi sáng thứ Hai, thứ Sáu. Hôm nay là thứ Năm nên hàng hơi khan, nếu Sếp định mua hàng trong chiều nay thì chắc chắn sẽ bị ép giá mà hàng lại không được tươi. Nếu không gấp quá thì Sếp chờ đợt hàng sáng thứ Sáu – ngày mai, sẽ mua được giá tốt mà cũng dễ chọn hàng. Em đã in ra một bảng thông tin cụ thể để trình Sếp đọc, mời Sếp nghiên cứu."
Tồ nghe xong, im lặng một lúc, rồi nói: Thưa Sếp, giờ thì em đã hiểu rồi ạ!".
Bạn có tự hỏi, bạn là ai? Tiến hay Tồ? Thực chất sự khác nhau giữa những nhân sự nằm ở sự nhạy bén, chịu khó suy nghĩ và tự đặt câu hỏi cho bản thân để chủ động tìm kiếm thông tin, thay vì ngồi chờ mệnh lệnh và yêu cầu cụ thể từ người khác...
Tố chất chỉ là một phần ở giai đoạn bắt đầu, tập luyện cho bộ não của mình luôn năng động là một quá trình dài phải bắt nó lao động vất vả. Làm việc nhàn hạ riết thì nó cũng ì ra mà thôi!
(sưu tầm)
Hai câu chuyện trên có thể nói lên cầu Thành ngữ nổi tiếng là:
Tâm ta ở đâu! Sự nghiệp ta ở đó!